Danh sách các loại cầu sau thường dùng cho xe ba bánh
Cầu xe là gì?
Cầu xe chính là một bộ phận hình cầu. Nó nằm ở giữa trục kim loại nối hai bánh xe của ô tô lại với nhau. Bên trong đó chứa hệ thống bánh răng hay còn gọi là hệ thống “vi sai”. Bộ vi sai này được nối với hai bánh xe ô tô phía sau thông qua hai láp ngang và nối với động cơ bằng láp dọc.
Toàn bộ cầu xe được gắn cố định và giảm nén cho khung xe khi vận động nhờ phuộc và lá nhíp
Cầu xe có 3 nhiệm vụ chính.
- Truyền mô men của động cơ tới các bánh xe.
- Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi mô men xoắn truyền tới các bánh xe.
- Truyền mô men tới bánh xe trong khi cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau.
Xe thì thường có xe 1 cầu và xe 2 cầu. Xe 1 cầu là loại xe dẫn động 2 bánh. Có thể trang cầu xe ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau tùy vào mẫu xe. Cầu xe dẫn động hai bánh trước gọi là xe dẫn động cầu trước. Ngược lại khi cầu dẫn động bánh sau thì gọi là xe dẫn động cầu sau.
Xe 2 cầu là loại xe dẫn động 4 bánh. Cầu xe được dẫn động vào cả hai bánh trước và hai bánh sau của xe.
Cầu xe
Cấu tạo của cầu sau xe 3 bánh
Thành phần cấu tạo
Cấu tạo cầu sau xe 3 bánh
Cấu tạo của cầu sau xe 3 bánh gồm các thành phần sau.
Propeller shaft: Trục các đăng.
Inner half shaft: Bán trục trong.
Outer half shaft: Bán trục ngoài.
Rotating cage: Vỏ bộ vi sai
Crown wheel: Bánh răng bị động
Pinion: Bánh răng hình nón.
Large gear: Bánh răng lớn.
Small gear: Bánh răng nhỏ.
Nghĩa là: Trục các-đăng (propeller shaft) sẽ truyền lực cuối, các bánh răng hình nón (pinion) ăn khớp với bánh răng bị động (crown wheel) để giảm số vòng quay – tăng mô men. Vỏ bộ vi sai (rotating cage) được gắn lên bánh răng bị động. Bánh răng nhỏ (small gear) sẽ kết nối và điều khiển tốc độ của các bánh răng bán lớn (large gear). Bán trục trong/ngoài (inner/outer half shaft) sẽ kết nối bánh răng bán trục với bánh xe.
Nguyên lý hoạt động của cầu sau xe 3 bánh
Khi chúng ta chạy trên đường thẳng, lúc này các bánh răng nhỏ sẽ chỉ quay quanh trục của vỏ bộ vi sai chứ không tự quay quanh trục của nó. Lúc này cả hai bán trục đều quay cùng vận tốc góc nên cả hai bánh xe di chuyển cùng quãng đường.
Khi chúng ta vào cua, ngoài chuyển động quay quanh trục vỏ bộ vi sai thì các bánh răng nhỏ sẽ tự quay quanh trục của nó nữa, điều này giúp cho hai bán trục quay khác vận tốc góc giúp hai bánh xe có thể di chuyển quãng đường khác nhau mà không xảy ra hiện tượng trượt.
Để hãm tốc độ, toàn bộ loại xe ba gác dùng cầu sau loại này đều dùng phanh tang trống.
Các loại xe ba bánh lắp cầu sau
Hầu hết các loại xe ba bánh, xe ba bánh chở học sinh. Xe thương binh chở hàng, xe ba gác, xe lam đều lắp cầu sau. Cầu sau được gắn với xe 3 bánh bằng lá nhíp hoặc bộ lò xo thủy lực. Giúp cầu sau nhún đều khi gặp xóc làm cho ổn định khi lái. An toàn cho mọi hành trình. Khiến người điều khiển xe ba gác dễ dàng và thoải mái hơn khi lái xe.
Hầu hết xe ba bánh đều có cầu sau
Các loại cầu sau xe ba gác thường dùng
Cầu láp
Cầu láp là loại cầu được sử dụng phổ biến nhất. Được áo dụng cho hầu hết các loại xe. Trục lắp được nối từ bộ vi sai đến bánh xe và được nối cứng với bánh xe. Thông qua hệ thống bulong bắt trực tiếp vào mặt bích. Cầu láp được bôi trơn bằng mỡ bò thông thường.
Ưu điểm của cầu láp là : Nhiều trớn, dễ bảo dưỡng, chạy đường trường tốt, lợi dầu. Nhưng nó có nhược điểm hay bị gãy trục truyền động tại những vùng gồ ghề, lầy lội.
Cầu láp đươc bắt bởi các bulong
Cầu dầu
Cầu dầu dùng cơ cấu trục đăng truyền lực để truyền động cho cầu sau. Thanh láp nối từ bộ visai truyền mô men xoắn. Đến hệ thống bánh răng nhỏ trên ổ trục bánh xe. Được bôi trơn bằng dầu. Nên gọi là cầu dầu. Toàn bộ các bộ phận bánh răng nhỏ ngập trong dầu. Nhờ độ bôi trơn của dầu mà các khớp răng vận hành ổn định và tản nhiệt tốt hơn.
Cầu dầu chịu lực xoắn rất lớn. Ở những nơi có địa hình xấu và lầy lội, công trường khai tháng khoáng sản nếu dùng cầu láp dễ bị gãy láp. Nhưng cầu dầu tốn nhiên liệu hơn cầu láp. Do trong cầu dầu lượng bôi trơn lớn làm tăng lực cản.
Cách phân biệt cầu dầu và cầu láp rất đơn giản. Hãy nhìn vào mặt bích giữa mâm xe. Mặt bích cầu dầu lớn hơn cầu láp rất nhiều. Và thường có lỗ để đổ dầu bôi trơn.
Cầu dầu
Cầu Man
Cầu Man vẫn là loại cầu láp. Nhưng hệ thống cầu và trục là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp Man của Đức. Nên về mặt chất lượng khá tốt. Nó có ưu điểm cứng cáp và bền bỉ hơn cầu láp. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là hay gãy trục truyền động tại những vùng gồ ghề và lầy lội.
Trong ba loại cầu trên thì cầu Man của Đức được đánh giá là tốt nhất và chất lượng nhất. Do vậy nếu bạn chọn loại cầu này cho xe ba gác thì xe sẽ vận hành tốt nhất và ít phải chi phí bảo dưỡng xe.
Trên đây chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động. Cũng như danh sách các loại cầu sau xe 3 bánh thường dùng nhất. Hi vọng những thông tin trên giúp các bạn chọn được cho mình loại cầu chuẩn và phù hợp nhất với chiếc xe của bạn. Để đảm bảo quá trình vận hành được an toàn và thuận lợi.